Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Cách tính bậc cầu thang hợp phong thủy với gia chủ

 Cầu thang không chỉ là nơi kết nối 2 tầng trong nhà, hay đơn thuần chỉ để đưa người lên hoặc xuống tỏng nhà mà nó cũng mà ý nghĩa phong thủy
Sau một quá trình thiết kế, thi công cầu thang, cùng việc nghiên cứu kỹ lưỡng cách tính bậc cầu thang theo phong thủy, hãy cùng chúng tôi điểm qua các ý chính trong việc tính bậc cầu thang này.
phong-thuy-cau-thang
Phong thủy cầu thang
Hiện nay một số ngôi nhà bố trí cầu thang hình xoắn ốc chạy từ trên xuống trung tâm ngôi nhà. Theo phong thủy thì đây là kiểu kiến trúc cầu thang không tốt, điều này có thể khiến cho gia đình gia chủ gặp các vấn đề về tim mạch hoặc gặp trắc trở trong công việc.
Theo một số quan niệm trong phong thuy cau thang truyền thống của Trung Quốc, đầu cầu thang đẹp được hướng về hướng tốt thì gia chủ sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn trong cuộc sống. Nhưng nếu đầu cầu thang đặt hướng ra đường hay ra cửa chính của ngôi nhà thì là một điều nên tránh. Lý thuyết Phong thủy thường dựa vào hình tượng, biểu tượng, trong trường hợp đầu cầu thang hướng thẳng ra cửa chính, khi mở cửa sẽ như cái miệng đang há ra. Gia chủ sống trong căn nhà đó thường bị hao tán, thất thoát tiền bạc. Ngoài ra, người sống trong căn nhà đó hay có tư tưởng, hướng sống ở ngoài hơn là ở trong nhà. Gặp trường hợp này, tùy vào cách bố trí của ngôi nhà, có thể hóa giải bằng cách dùng gương soi phản chiếu hay dùng tiểu cảnh, chậu cây, ống sáo, bình phong … làm giảm đi sự ảnh hưởng không tốt của kiểu bố trí này
Cầu thang là nơi khí khởi phát để tiếp dẫn lên hay xuống lầu, cũng chính là nơi trao đổi di động của khí. Do đó, nếu cầu thang mở tại những cung tốt thì các tầng trên được tốt. Ngược lại, nếu cầu thang mở tại những cung xấu thì các tầng trên cũng sẽ chịu dòng khí không tốt.
Khu vực cầu thang phải có đầy đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng hơn. Nếu không gian cầu thang hẹp, gia chủ nên treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thuỷ, và đó cũng làm tăng không gian ảo giác cho cầu thang.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy dung thảm để trải trên các bậc cầu thang, hoặc đơn giản nhất và tiết kiệm chi phí là dùng gỗ bít kín chúng lại.
Khi nói đến việc thiế kế cầu thang,người ta thường rất quan tâm đến số bậc của cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tuy nhiên, trong khoa học phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không cần tính tổng số bậc cầu thang trong toàn bộ ngôi nhà. Tại nhiều ngôi nhà, cầu thang không được bố trí tại cùng một cung vị, có khi cầu thang lên mỗi tầng lại được bố trí ở một vị trí khác nhau.
Để xét số bậc của cầu thang, phải căn cứ vào ngũ hành thuộc về hình thể kiến trúc của ngôi nhà rồi lấy vòng Trường sinh mà định số bậc.
Cách tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh
Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:
1. Trường sinh (sinh ra)
2. Mộc dục (tắm rửa)
3. Quan đới (phát triển)
4. Lâm quan (trưởng thành)
5. Đế vượng (cực thịnh)
6. Suy (suy yếu)
7. Bệnh (ốm đau)
8. Tử (chết)
9. Mộ (nhập mộ)
10. Tuyệt (tan rã)
11. Thai (phôi thai)
12. Dưỡng (thai trưởng)
Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới.
Như vậy, nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể và hình thành tính cách, có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm sức khỏe, tăng stress và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật. Số bậc cầu thang dừng lại ở bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Từ đó, làm thay đổi sức khỏe, tâm tính con
Cách tính bậc cầu thang theo sinh – lão – bệnh – tử
Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cả cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang phải là bậc lẻ (21, 17…). Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời, cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái và sự tiện nghi trong ngôi nhà của mình.

Bể cá ở gầm cầu thang ảnh hưởng tới phong thủy như thế nào

Nhiều nhà khi thiết kế cầu thang, thường cho thêm bể cá dưới gầm cầu thang. Vừa tận dụng được diện tích lại vừa có thêm cảnh quan trang trí nhà. Việc đặt thêm bể cá có hợp phong thủy không, các bạn cùng tham khảo bài viết nhé.
Theo phong thủy, không có những “chống chỉ định” đối với việc đặt hồ cá ở gầm cầu thang trong nhà ở. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà đều có bố cục khác nhau, do đó khi quyết định làm hồ cá, cần phải xét từng trường hợp cụ thể.
be-ca-gam-cau-thang-theo-phong-thuy
Bể cá gầm cầu thang theo phong thủy
Về tính chất chung, gầm cầu thang thuộc vùng âm, tối, nhiều bụi và hơi ẩm tù đọng. Đường chéo gầm cầu thang thuộc hành Hỏa, không thuận lợi để bố trí các không gian cho sinh hoạt hằng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng. Do đó, trong nhà, nếu vì diện tích eo hẹp thì có thể tận dụng không gian gầm thang để làm kho hay tủ đồ (cũng thuộc âm) hoặc phòng vệ sinh (tất nhiên phải tính toán khoảng thoát đầu dưới thang và chỉ là dạng vệ sinh phụ).
Hồ cá cảnh vốn thuộc hành Thủy, linh động và cần thoáng đãng hơn vì đây không chỉ là nơi nuôi cá mà còn dành cho việc nhìn ngắm, chăm sóc cá, tính dương nhiều hơn. Theo phong thuy cau thang nếu làm hồ cá dưới gầm thang dễ dẫn đến việc nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm và cũng khó khi dọn rửa, khó nhìn ngắm tiểu cảnh một cách trọn vẹn.
Tuy nhiên, nếu cầu thang thuộc loại thoáng, dạng xương cá hoặc cầu thang ngoài trời, có khoảng trống xung quanh đủ rộng, đủ ánh sáng thì hoàn toàn có thể làm hồ cá hay hồ nước bên dưới.
Vì vậy, cần xem xét cụ thể vị trí, quy cách cầu thang để tìm ra cách thức làm hồ cá – tiểu cảnh có nước sao cho phù hợp với phong thủy và tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang thành một vườn cây nhỏ, hòn non bộ hay hồ nuôi cá cảnh. Sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi, thác nước cùng những con vật như cá cảnh, chim cảnh sẽ tạo nên một không gian sống động, tràn đầy thiên nhiên trong ngôi nhà của bạn.
Để xây dựng tiểu cảnh, bạn nên xây gờ ngăn cách bằng gạch, đá hay hàng rào thấp. Dưới gầm cầu thang thường thấp, vì vậy nên trồng những nhỏ và ưu bóng dâm. Cây vạn niên thanh, hồng môn, lan Nhật bản, dương xỉ… là những loại cây phù hợp không chỉ lá có nhiều màu sắc kiểu dáng mà còn sống tốt ở điều kiện trong nhà. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa rau rửa lá cây để tránh bị bụi bẩm báo vào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí tiểu cảnh bằng những viên đá cuội, sỏi nhỏ hay các gốc cây gỗ liễu…
Tiểu cảnh nước trong nhà thường được thiết kế ở những vị trí trung tâm như giếng trời, gầm cầu thang, gồm đầy đủ các yếu tố nước, cây xanh, đá sỏi… giúp điều hoà khí hậu, tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà với sức sống của cây xanh, sinh vật cảnh dưới nước.
Để tạo sự hài hòa với các yếu tố tự nhiên trong tiểu cảnh, nên trang trí bức tường bằng đá tự nhiên. Một yếu tố quan trọng khác là tạo ánh sáng cho cây hấp thụ. Bạn nên lắp kính trên mái để lấy ánh sáng tự nhiên. Trong trường hợp căn nhà không thể lấy ánh sáng tự nhiên, bạn nên dùng đèn day-light.

Những lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh

 phong thuy  nhà vệ sinh là việc quan trọng. Vì thế khi thiết kế cần có một số lưu ý.
 Chẳng hạn: với người mệnh đông tứ trạch thì phải đặt nhà vệ sinh theo hướng tây tứ trạch, bao gồm những tuổi sau: canh, tân, mùi, tuất, sửu không được đặt ở các cung khác. Người có mệnh đông tứ trạch thì chỉ được đặt nhà vệ sinh tại đông tứ trạch, gốm có: Giáp, Ất, Thìn, Bính, Đinh, Nhâm, Quý mà không đặt ở các cung khác…
Nhà vệ sinh là một hệ thống công trình phụ quan trọng trong mỗi ngôi nhà và phong thuỷ nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, tinh thần của gia chủ…
phong-thuy-nha-ve-sinh
Phong thuy nha vệ sinh
Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết cách “hoá giải” phong thuỷ xấu của toilet cũng như những kiêng ky khi thiết kế, sắp đặt và sử dụng nó. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây cho phong thủy nhà vệ sinh nhé!
Nguyên tắc thiết kế
Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Nếu đặt nó ở hướng tây nam hoặc đông bắc sẽ sinh ra “thổ khắc thủy”, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở hướng nam vì hướng này có hỏa khí nặng.
Xây một phòng vệ sinh mới theo phong thủy là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích hẹp. Bạn chỉ cần rời vị trí bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hướng cũ 15 độ là sửa được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới. Theo phong thuy nha ve sinh thì không nên xây nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà, điều đó sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.
Đối với nhà cao tầng, nhà vệ sinh nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng, bạn nên bố trí hai phòng vệ sinh “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Cửa phòng vệ sinh kỵ đối diện với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Trong trường hợp không thể cải thiện, gia chủ nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh.
Hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh không nên xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ.
Trang trí phòng vệ sinh
Theo xu hướng hiện nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khu vực tắm và bồn rửa để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Bạn có thể dùng vách kính, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình. Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt. Khi lát sàn, gia chủ nên chú ý chọn loại vật liệu ít trơn trượt, dễ làm sạch. Bạn có thể dùng tấm thảm cao su loại chống trơn trượt để trải trong phòng vệ sinh.
Vì không khí của phòng vệ sinh rất ẩm ướt nên khi muốn trang trí bằng cây xanh, bạn nên dùng bonsai. Chúng vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa nhỏ gọn. Phòng vệ sinh thuộc hành thủy, nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm, bởi chúng gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng tắm.

Thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy

Trong phong thuy nhà ở việc thiết kế bố trí nhà vệ sinh là việc hết sức quan trọng. Bản chất của nhà vệ sinh là nơi chứa các tạp khí xấu, có ảnh không tốt cho vận khí ngôi nhà, vì thế nhà vệ sinh nên tránh đặt ở hướng khí lành vì nó sẽ gây xung đột, ngược lại nếu đặt nơi khí xấu lấy độc trị độc sẽ mang lại tác dụng tốt.
Nguyên tắc thiết kế
Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Nếu đặt nó ở hướng tây nam hoặc đông bắc sẽ sinh ra “thổ khắc thủy”, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở hướng nam vì hướng này có hỏa khí nặng.
phong-thuy-nha-ve-sinh
Phong thủy nhà vệ sinh
Xây một phòng vệ sinh mới là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích hẹp. Bạn chỉ cần rời vị trí bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hướng cũ 15 độ là sửa được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới. Phòng vệ sinh không nên xây ở trung tâm của ngôi nhà, điều đó sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.
Đối với nhà cao tầng, nhà vệ sinh nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng, bạn nên bố trí hai phòng vệ sinh “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Cửa phòng vệ sinh kỵ đối diện với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Trong trường hợp không thể cải thiện, gia chủ nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh.
Hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh không nên xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ.
Nếu ngôi nhà bạn đã lỡ xây nhà vệ sinh không theo nguyên tắc trên thì dưới đây là các cách hóa giải vận xấu từ nhà vệ sinh:
phong-thuy-nha-ve-sinh1
Phong thủy nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Bắc
Nhà vệ sinh đặt ở khu vực hướng Bắc của ngôi nhà có thể gây ra những mâu thuẫn với sếp và đồng nghiệp tại chỗ làm. Nó còn cản trở con đường thăng tiến trong công việc của bạn. Giải pháp cho trường hợp này là đặt 1 hòn đá lớn trong toilet. Luôn đóng cửa nhà vệ sinh và không được trang trí bằng gạch màu xanh dương hoặc đen.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Nam
Nhà vệ sinh ở khu vực phía Nam của ngôi nhà gây ra những chuyện thị phi. Người sống trong nhà sẽ là nạn nhân của các tin đồn vô căn cứ và của những lời nói xấu có ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình. Giải pháp cho vấn đề này là đặt một chậu nước và thắp một ngọn đèn mờ ở bên trong nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Đông
Theo phong thuy nha nếu nhà vệ sinh ở hướng này sẽ khiến cho những người con trai trong gia đình trở nên khó dạy bảo. Nếu chủ nhân sống trong căn nhà này chưa có con thì cơ hội có con trai sẽ bị triệt tiêu. Sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Giải pháp cho trường hợp này là để đèn sáng trong nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Tây
Nhà vệ sinh ở khu vực phía Tây của ngôi nhà sẽ gây ra những vấn đề về con cái. Nếu bạn chưa có con thì theo phong thủy, vận may về đường con cái sẽ bị ảnh hưởng và cơ hội có con là khó. Giải pháp cho trường hợp này là treo trong nhà vệ sinh một bức tranh thuộc hành Thủy như tranh ảnh sông hồ hoặc thác nước.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Tây Nam
Nhà vệ sinh ở khu vực này sẽ ảnh hưởng xấu đến những vấn đề về hôn nhân của con cái trong nhà. Nó cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Hãy đặt chậu cây hoặc hoa bên trong, và không được đặt pha lê hoặc bình gốm sứ ở đây.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Đông Bắc
Nhà vệ sinh đặt ở này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của con cái, gây khó khăn cho việc học của chúng. Nên đặt một chậu cây trong nhà vệ sinh để chế ngự năng lượng xấu phát sinh và trang trí nhà vệ sinh bằng gạch có màu xanh lá cây.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Đông Nam
Nhà vệ sinh ở khu vực nói trên của ngôi nhà sẽ gây ra tình trạng thất thoát tài chính, làm ăn trì trệ và lợi nhuận kinh doanh giảm sút. Tài chính trong gia đình luôn luôn túng thiếu. Giải pháp là treo chuông gió hình ngôi chùa gồm 5 thanh hoặc một con dao cong bên trong nhà vệ sinh và trang trí bằng gạch màu trắng.
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Tây Bắc
Nhà vệ sinh ở khu vực Tây Bắc của ngôi nhà sẽ làm tổn hại ảnh hưởng đến chuỗi vận may trong gia đình, mọi người trong nhà sẽ thấy khó thăng tiến. Giải pháp là lắp những bóng đèn chiếu sáng và mở đèn ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để hóa giải những ảnh hưởng xấu.
Được tạo bởi Blogger.

 

© 2013 Phong thủy nhà. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top